Liên hệ

Giấy phép hoạt động điện lực tại Thành phố Hồ Chí Minh thủ tục cấp như thế nào

 Tổ chức, cá nhân để được cấp giấy phép hoạt động điện lực cần phải đáp ứng các điều kiện gì?

Giấy phép hoạt động điện lực được cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực sau: Tư vấn chuyên ngành điện lực, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và xuất, nhập khẩu điện.

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn thủ tục hồ sơ pháp lý để xin cấp phép hoạt động điện lực do sở công thương cấp mời liên hệ hotline: Thu Uyên 0973209988

1. Hoạt động điện lực là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012), hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

Hiện nay, theo Thông tư 21/2020/TT-BCT, các lĩnh vực trong hoạt động điện lực bao gồm:

- Tư vấn chuyên ngành điện, bao gồm:

a) Tư vấn thiết kế công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp;

b) Tư vấn giám sát thi công công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.

- Phát điện.

- Truyền tải điện.

- Phân phối điện.

- Bán buôn điện

- Bán lẻ điện.



Mẫu giấy phép hoạt động điện lực TP Hồ Chí Minh

Mẫu giấy phép hoạt động điện lực TP Hồ Chí Minh

2. Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động điện lực

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. Theo đó, theo khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012), để được cấp giấy phép hoạt động điện lực, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

- Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;

- Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;

- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực

Cụ thể tại Điều 33 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012), cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau đây để đề nghị cấp phép hoạt động điện lực:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực.

4. Thời hạn cấp giấy phép hoạt động điện lực

Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. (Theo Điều 36 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012))
- Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau:

5. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực

- Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực được quy định tại Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;
b) Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
c) Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;
d) Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:
- Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
- Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.

6. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực

Các nội dung có trong giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Loại hình hoạt động điện lực.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Phạm vi hoạt động điện lực.
- Kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực.
- Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.
(Theo Điều 35 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012)
Mọi thông tin chi tiết quý khách có thể liên hệ ngay với đường dây nóng để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ chi tiết:
Hotline: 0973209988 / 0862222628
Rất hân hạn được hợp tác với quý khách!



Đăng nhận xét

Tin liên quan