Liên hệ

Khóa học Chứng chỉ trồng bảo dưỡng cây xanh thảm cỏ vườn hoa

Khóa học xin cấp Chứng chỉ trồng bảo dưỡng cây xanh thảm cỏ vườn hoa TP Hồ Chí Minh, Hà Nội

Tất cả các nhân viên trồng và chăm sóc Cây xanh đô thị cần học qua lớp học bồi dường trồng và chăm sóc cây xanh, để được cấp chứng chỉ đủ điều kiện đảm nhận công việc.

Chúng tôi liên tục tổ chức khai giảng và cấp chứng chỉ trồng chăm sóc cây xanh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Nội dung khóa học trồng và chăm sóc cây xanh 

Cây xanh có vai trò quan trọng trong đô thị và đời sống con người. Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng nhiều cây xanh để cải tạo môi trường và cảnh quan. Tuy nhiên, khi trồng và duy trì cây xanh, chúng ta phải đảm bảo 2 mục tiêu là mỹ quan và an toàn.

Ngoài ra chúng ta cần lựa chọn cây phù hợp với thổ nhưỡng, tốt nhất là cây có nguồn gốc bản địa, địa phương.

Sau khi học xong được cấp chứng chỉ trồng và chăm sóc cây xanh

Nội dung 1. Lựa chọn vị trí trồng cây xanh

Lựa chọn vị trí trồng cây xanh

Trước hết chúng ta phải lựa chọn cây trồng phù hợp với vị trí của công trình, tránh cây to có rễ xuyên vào làm hỏng công trình. Phối hợp hài hòa giữa cây nhỏ và cây bóng mát lớn.

Phân loại cây: - Là cỏ lá kim: nhỏ 2 mm, dài 2 - 5 cm. - Cỏ lá gừng: cỏ lá lớn hơn, phiến lá rộng 0.8 – 1.5 cm, dài 3 -12 cm. - Hoa phối kết: Tức là những mảng hoa được trồng xen lẫn với nhau theo một số bài trí nhất định. - Cây hàng rào, đường viền: Tức là một số chủng loại cây - hoa được trồng làm hàng rào hoặc đường viền để thể hiện ranh giới giữa vùng này với vùng khác, được cắt tỉa theo dạng nhất định. - Cây hoa và kiểng tạo hình: Là những loại hoa hoặc cây kiểng được trồng thành cụm hoặc đơn độc nhưng thuần nhất về chủng loại, được cắt tỉa theo dạng nhất định. - Cây bụi: Là những loại cây có thân gỗ không lớn, tán được cắt tỉa tự nhiên, không theo hình nhất định, thuờng có chiều cao không lớn hơn 3.5 mét. - Cây xanh: Là cây cho bóng mát, thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 3.5 mét trở lên

Nội dung 2. Tìm hiểu đặc điểm cây xanh

Việc hiểu rõ đặc điểm của cây xanh giúp chúng ta trồng và chăm sóc cây dễ hơn. Các loại cây chính phân theo tán như tán oval, tán hình tròn, tán dù, tán cột, tán tháp.

Các loài cây có hoa mùi thơm như hoa sữa, cây có tán to như cây bàng, cây có tán oval như cây xà cừ. một số loài có thể chịu được sâu bệnh. 

Nội dung 3. Chuẩn bị lựa chọn và vận chuyển cây xanh từ nhà vườn đến nơi trồng

Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Dùng dụng cụ đào hố, xới tơi đất, san bằng mặt bồn. Trồng theo khu vực, chủng loại được chọn. Tưới nước Thu dọn rác thải. Chùi rửa, cất dụng cụ.

Chúng ta cần quan tâm đến 4 đặc điểm sau của cây

+ Rễ cây: nguyên vẹn, không bị cắt xén. Rễ cây nguyên vẹn là 1 trong những yếu tố then chốt để đảm bảo cây xanh khỏe mạnh, phát triển vững vàng; nhất là khi bạn muốn chọn trồng những cây

kích thước lớn.

+Thân cây: tương đối thẳng, không có vết thương.

+Tán cây: chọn cây có ngọn, phân cành cân đối.

+ Quy cách cây: nên trồng cây có kích thước ban đầu vừa phải, chiều cao cây không quá 4m, đường kính gốc không quá 12cm, để cây sinh trưởng, phát triển an toàn về sau.

lựa chọn chuẩn bị cho cây xanh trồng


Nội dung 4. Kỹ thuật trồng cây xanh đô thị

kỹ thuật trồng cây xanh đô thị


chọn vị trí trồng đảm bảo rễ tán cây phát triển không bị ảnh hưởng bởi công trình lân cận.
Đào hố trồng cây rộng tối thiểu 2 đến 3 lần bầu cây. Tháo bầu cây trước khi cho vào hố. Cho hỗn hợp đất trồng vào hố, trồng cây ngang mặt đất.
Chống giữ cho cây vừa mới trồng
Mục đích của việc chống giữ là giúp cây xanh phát triển vững vàng theo trục thẳng đứng. Thời gian duy trì cây chống trong tối đa là 2 năm. Một số lưu ý khác: Không nên dùng cây chống để cố định hoàn toàn cây (không thể lay động). Điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển của hệ rễ chính và sức chống chịu của cây. Khi chống cây phải đảm bảo không làm trầy xước, gây ra các vết thương trên thân cây.
Cách chống giữ cây xanh mới trồng


Nội dung 5. Cắt tỉa cây xanh

Ngoài tưới nước, bón phân theo định kỳ thì công tác cắt tỉa cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong điều kiện đô thị, nếu cây xanh không được cắt tỉa hoặc cắt tỉa không đúng kỹ thuật cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, mất an toàn và mỹ quan. Công tác cắt tỉa cây xanh nên được giao cho đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị thực hiện.
Cắt tỉa cây xanh đúng cách

Chồi bất định là một dạng chồi tái sinh, phát triển từ thân, cành chính của cây nhưng không hình thành từ lõi gỗ nên có cấu trúc liên kết yếu. Cành phát triển từ chồi bất định rất dễ gãy tét, gây mất an toàn, để lại vết thương lớn trên thân.
Cắt tỉa định kì như thế nào
Thực hiện định kỳ 04 tháng/ 01 lần đối với nhóm cây có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Bò cạp nước, Giáng hương lá lớn, Lim sét, Phượng vỹ, Me tây, Sọ khỉ,… Thực hiện định kỳ 06 tháng/ 01 lần đối với nhóm cây có tốc độ tăng trưởng trung bình và chậm như: Giáng hương lá nhỏ, Lát hoa, Me chua, Long não, Sấu, Kèn hồng, Muồng hoa đào, Mát hai cánh, Cốp hoa trắng, Cẩm lai, Căm xe, Gõ mật, Gõ đỏ, Lộc vừng, Vàng anh, Nhạc ngựa, Viết, Giá tỵ, Lim xanh, Mặc nưa, Vấp,... Công tác kiểm tra, lấy nhánh khô đối với nhóm cây họ Sao, Dầu là 04 tháng/ 01 lần. Thực hiện đột xuất khi ghi nhận, phát hiện cành, tán có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.
Các phương pháp cắt tỉa cây xanh cơ bản
- Tỉa thưa tán: nhằm tạo khoảng trống cho gió lùa qua và để cây tập trung nuôi dưỡng các cành chính. Khuyến nghị thực hiện đối với cây có kích thước chiều cao từ 6m trở lên.
tỉa thưa cây xanh

- Nâng cao tán: nhằm điều tiết sự phát triển của cây và để định hình hình dáng cây trưởng thành. Hình thức cắt tỉa này không nên thực hiện đột ngột và với cây có kích thước dưới 6m.
nâng cao tán cây xanh


- Thu gọn tán cây: nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế xung đột với các công trình lân cận. Thực hiện đối với các cây đã trưởng thành và định hình bộ khung, tán cây.
Cắt cành, nhánh xụ: là việc cắt, mé các nhánh vươn dài, dày chồi để tạo thông thoáng và gọn tán.
cắt tỉa nhánh xụ cây xanh

Cắt cành, nhánh bị khiếm khuyết, hư hại và sâu bệnh: là việc loại bỏ những cành, nhánh có biểu hiện khiếm khuyết, không đảm bảo an toàn.
Cắt cành, nhánh khô: là việc loại bỏ cành, nhánh bị khô; cành, nhánh có dấu hiệu, đang khô dần.

Nội dung 7. Những dấu hiệu cây xanh mất an toàn

Cây xanh là một cơ thể sống, khi cây có vấn đề về sức khỏe thì ít nhiều đều có những biểu hiện ra bên ngoài. Ở các nước phát triển việc kiểm tra cây xanh vẫn thực hiện qua quan sát những dấu hiệu bất thường bên ngoài của cây. Máy móc, thiết bị hiện đại chỉ là công cụ hỗ trợ để củng cố nhận định, xác định giải pháp xử lý cây xanh. Nếu trong khuôn viên và khu vực công cộng xung quanh bạn có những cây xanh có dấu hiện nguy hiểm thì chúng ta phải kiểm tra, xử lý hoặc báo cơ quan, đơn vị chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn.

Nội dung 8. Quản lý cây xanh

Theo quy định trong Nghị định 64/2010/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị thì tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý. Do đó, để quản lý cây xanh đảm bảo mỹ quan và an toàn thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ kinh nghiệm và phương tiện để thực hiện chăm sóc, duy trì thường xuyên. Trong quá trình quản lý, các đơn vị cần lập sổ theo dõi quá trình trồng và chăm sóc cây xanh. Chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ việc quản lý, chăm sóc cây xanh bóng mát trong các cơ quan, đơn vị, trường học. Đồng thời, đối với các cây xanh có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân thì khi muốn chặt hạ phải có giấy phép của Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện. Tại khu vực công cộng như: vỉa hè, dải phân cách, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng, các tổ chức, cá nhân không được tự ý trồng mới, thay thế, chặt hạ, tỉa cành, nhánh khi chưa có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý.

Bảo trì thảm cỏ
Tuỳ theo chủng loại cây hoặc theo từng khu vực mà có thể phân định mức độ chăm sóc, bảo dưỡng khác nhau 
1. Bảo trì cỏ: - Tưới nước. - Cắt cỏ theo định kỳ bằng máy cắt đảm bảo duy trì thảm cỏ luôn bằng phẳng. - Dọn dẹp vệ sinh và đổ rác đúng nơi quy định sau khi cắt xong. - Làm cỏ tạp: nhổ các loại cỏ khác lẫn trong cỏ thuần chủng, đảm bảo cỏ được duy trì ở mức độ thống nhất. - Trồng dặm cỏ: trong quá trình chăm sóc luôn xảy ra tình trạng cỏ chết do sâu bệnh hoặc các điều kiện khách quan khác, nên phải trồng dặm lại cỏ ở những nơi cỏ chết.
- Phòng trừ sùng cỏ: (chỉ xuất hiện ở cỏ lá gừng) với thuốc trừ sùng, vôi bột. - Bón phân cho thảm cỏ: rải đều trên thảm cỏ. 
2. Bảo trì hoa các loại, cây hàng rào, cây đường viền: - Tưới nước cho cây. - Làm sạch cỏ dại, trồng dặm cây hoa chết, cắt tỉa cho bồn hoa. - Thay cây khi cây sinh trưởng kém, không hồi phục được. - Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: chủng loại và khối lượng thuốc tùy theo từng loại sâu, loại bệnh và mức độ phá hoại mà ta có thể áp dụng cho thích hợp. - Bón phân: định kỳ. 
3. Bảo trì cây bụi, cây cảnh trổ hoa, cây cảnh tạo hình: .- Tưới nước cho cây - Làm cỏ, cắt tỉa trồng dặm. - Thay cây khi cây không hồi phục được hoặc cây chết. - Bón phân và phòng trừ sâu bệnh. 4. Bảo trì cây xanh lớn: - Tưới nước ướt đẫm đất gốc cây. - Bón phân. - Sửa tán và tẩy chồi: Dùng kéo (hoặc cưa) cắt tỉa những cành hoặc chồi mọc không thích hợp. - Chống sửa cây nghiêng. - Tỉa cây, cắt tán vào mùa giông lốc. - Làm cỏ và quét dọn vệ sinh quanh gốc cây(cây không có bồn cỏ).

Đăng nhận xét

Tin liên quan