Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình Hạng 2 (II), Hạng 3 (III) Nghị định mới
Chứng chỉ năng lực khảo sát địa hình là văn bản đánh giá năng lực của Sở xây dựng, Bộ xây dựng đối với công ty xây dựng. Như vậy công ty phải đảm bảo đủ điều kiện mới được tham gia hoạt động khảo sát địa hình. Chứng chỉ hạng 3 (III) và hạng 2 (II) do Sở xây dựng cấp. Chứng chỉ khảo sát địa hình hạng I do Bộ xây dựng cấp phép.
- Chứng chỉ năng lực khảo sát địa hình xin tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc các Sở xây dựng khác đều có giá trị như nhau trên toàn quốc.
1. Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa hình hạng 3 (III)
Điều kiện về thiết bị xin cấp hạng 3
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
Điều kiện nhân sự xin cấp hạng 3
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa hình hạng 3 (III)
- Để tránh mất thời gian đi lại, làm lại hồ sơ Quý công ty cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau
- Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực)
- Danh sách cán bộ chủ chốt kèm bằng Đại học, cao đằng, chứng chỉ hành nghề (bản sao có chứng thực). Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.
- Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (theo mẫu)
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận
Hồ sơ có thể nộp tại Sở xây dựng Hà Nội, Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh hoặc các Sở xây dựng khác trên toàn quốc.
Nếu quý công ty có khó khăn trong làm hồ sơ, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình và các loại chứng chỉ, giấy phép khác. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
3. Phạm vi hoạt động chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa hình hạng 3
Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình. Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công, khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
Khảo sát địa hình trước khi xây dựng (lĩnh vực bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực) |
Khảo sát địa hình sẽ sử dụng những thiết bị đo đạc hiện đại kết hợp các phương pháp đo vẽ bản đồ, trắc địa công trình, khảo sát trắc địa để cho ra những kết quả chính xác nhất. Khảo sát địa hình để làm gì? Công tác khảo sát địa hình, đo vẽ bản đồ, trắc địa công trình, khảo sát trắc địa đều nhằm mục đích thu thập một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống các số liệu về địa hình phục vụ công tác lập quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, tính toán khối lượng, tính toán ổn định và định vị công trình, quan trắc biến dạng công trình, quan trắc lún và xê dịch công trình,.....
Đăng nhận xét