Chứng chỉ năng lực xây dựng Khảo sát địa chất Hạng 2 (II) năm 2022
Làm chứng chỉ khảo sát địa chất hạng 2 là điều kiện bắt buộc theo quy định pháp luật về hoạt động xây dựng nói chung và đặc biệt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực khảo sát địa chất địa hình. Cách làm chứng chỉ khảo sát địa chất, hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng khảo sát là việc đầu tiên các công ty xây dựng phải tìm hiểu. Điều này sẽ giúp công ty nắm rõ về thủ tục đăng ký chứng chỉ ở đâu, làm chứng chỉ khảo sát hạng 2 hay hạng 3 (tùy theo quy mô hoạt động của công ty bạn, xây dựng công trình cấp mấy, dưới cấp 3 thì làm hạng III, dưới cấp II thì nên làm hạng II) vì mỗi hạng lại yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất khác nhau.
Sau đây Viện đào tạo Nuce sẽ tư vấn cách làm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa chất hạng 2, hạng 3 và hướng dẫn thủ tục đăng ký, kê khai hồ sơ tại Sở xây dựng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất
1. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa chất là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa chất địa hình (Chứng chỉ năng lực) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp xây dựng, để đảm bảo công ty có đủ năng lực về nhân sự thiết bị máy móc theo quy định của pháp luật (luật xây dựng, Nghị định 100, Nghị định 15) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất hạng 2
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
- Có Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
2.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lĩnh vực khảo sát
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận.
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực.
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
Mẫu chứng chỉ năng lực khảo sát địa hình mới |
2.2 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
3. Quy trình thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng khảo sát địa chất
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu ở trên, bước này viện Nuce sẽ hỗ trợ. Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tại Sở xây dựng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; hoặc các tỉnh khác.
- Bước 2: Nộp lệ phí.
- Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở xây dựng sẽ thành lập hội đồng chấm, đánh giá hồ sơ
- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.
4. Tư vấn làm chứng chỉ năng lực hoạt động khảo sát xây dựng
Các luật, Nghị định của Việt Nam còn đang ở thời kỳ xây dựng; cần điều chỉnh nhiều và có sự chồng chéo dẫn đến thủ tục hành chính rờm rà. Doanh nghiệp xây dựng luôn phải cập nhật và sẽ thật sự gặp nhiều khó khăn; và còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác dẫn đến sự khó khăn nếu công ty tự mình xin chứng chỉ năng lực.- Bước 1: Khảo sát sơ bộ về nhân sự, cơ sở vật chất của doanh nghiệp xây dựng có đủ đảm bảo về thời gian thành lập, số lượng nhân sự, số công trình đã thi công.
- Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới chứng chỉ năng lực. Phân tích, đánh giá xem doanh nghiệp đủ điều kiện làm hạng 1, hạng 2 hay hạng 3. Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp chứng chỉ năng lực theo hạng cao nhất theo quy định của pháp luật, tránh bị tụt hạng. Tư vấn các thủ tục cần thiết chuẩn bị nhân sự như thế nào, các hợp đồng thuê máy móc thiết bị, biên bản nghiệm thu công trình. Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.
- Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.
- Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất: Trên cơ sở khảo sát; chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; thiết bị máy móc, phòng thí nghiệm đã đạt chuẩn hay chưa, thủ tục ký hợp tác với các đơn vị có phòng thí nghiệm. Tư vấn và hỗ trợ khách hàng thuê, huy động máy móc…Tư vấn cho khách hàng về thủ tục chuẩn bị hồ sơ.
- Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng. Chuẩn bị Hồ sơ. Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin Chứng chỉ năng lực xây dựng khảo sát. Hỗ trợ kê khai hồ sơ. Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả cho Hồ sơ cho khách hàng. Đại diện khách hàng lấy "Chứng chỉ năng lực xây dựng" hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).
5. Hậu quả khi không xin chứng chỉ năng lực xây dựng
Nếu doanh nghiệp xây dựng đi vào hoạt động mà không có chứng chỉ năng lực; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.
Tổ chức, công ty vi phạm sẽ bị xử phạt mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của chứng chỉ năng lực xây dựng; mỗi doanh nghiệp, cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin cấp chứng chỉ xây dựng để hoạt động theo đúng pháp luật.
6. Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng có thời hạn bao lâu?
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp nghĩ rằng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thời hạn vĩnh viễn và họ không bao giờ xin cấp lại. Đây là một sai lầm rất thường gặp trong việc chứng chỉ năng lực xây dựng, hậu quả của việc này là nhiều doanh nghiệp xây dựng bị xử phạt ngoài ý muốn.
Vậy đây là một điều bạn phải ghi nhớ kĩ là loại giấy phép này có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian này, cơ quan chức năng vẫn sẽ đi kiểm tra và đánh giá xác nhận cơ sở kinh doanh của bạn có chứng chỉ năng lực không khi tham gia hoạt động xây dựng. Doanh nghiệp của bạn có thể hoàn toàn tự do hoạt động theo đúng cam kết và thoả thuận theo quy định của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực.
7. Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Viện Nuce
Viện Nuce hỗ trợ tư vấn trên tất cả các kênh và cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Xin Chứng chỉ năng lực xây dựng chưa bao giờ đơn giản đến thế. Bạn chỉ cần liên hệ chúng tôi, chúng tôi sẽ là người đồng hành cùng bạn trên khắp công trình.
Đăng nhận xét