Liên hệ

Chứng chỉ hành nghề Thiết kế công trình Giao thông (Uy tín)

Chứng chỉ hành nghề Thiết kế công trình Giao thông Hạng 2 (II) là gì? thủ tục thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cũng như điều kiện để được thi sát hạch là gì? Trong bài viết này Viện đào tạo Nuce sẽ đưa ra các tư vấn cụ thể.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế giao thông là giấy tờ bắt buộc đối với các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế. Chứng chỉ hành nghề có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Theo quy định của Nghị định 100/2018 NĐ-CP và Nghị định 15/2021 NĐ-CP sửa đổi bổ sung. Chứng chỉ hành nghề hạng 1 (I) do Bộ xây dựng tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng chỉ hành nghề hạng IIhạng III do các Sở xây dựng, các hiệp hội ngành nghề (tổ chức xã hội - nghề nghiệp) được tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ.

1. ĐIỀU KIỆN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ THIẾT KẾ GIAO THÔNG

Điều kiện chung xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế giao thông
  • 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
  • a) Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
  • b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
  • c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
  • 3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Chuyên môn phù hợp
Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông.

2. HỒ SƠ THI SÁT HẠCH THIẾT KẾ GIAO THÔNG

  • 1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: Thiết kế giao thông
  • 2. Phong bì bỏ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng (chụp chân dung của người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ) ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
  • 3. Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;
  • 4. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • 5. Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứng chỉ hành nghề.
  • 6. Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
  • 7. Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;
  • 8. Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Chú ý: Các giấy tờ trên đều là bản phô tô có công chứng

Viện đào tạo Nuce là đơn vị chuyên đào tạo, hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân về lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Uy tín với chi phí hợp lý.
Tiếp nhận hồ sơ và tư vấn miễn phí 24/7.
Phân tích hồ sơ cũng như đánh giá tính khả thi phù hợp theo thứ hạng của cá nhân.
Hướng dẫn cách cá nhân kê khai giấy tờ hoàn thiện hồ sơ chính xác nhằm đạt thứ hạng cao nhất.
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp. Nhận ủy quyền từ khách hàng để nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trao tận tay khách hàng chứng chỉ hành nghề khi có kết quả.
Chúng tôi hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, kê khai thông tin và nộp hồ sơ đến Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng .
Đăng ký lịch thi sớm nhất trên toàn quốc, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đảm bảo tỷ lệ thành công lên đến 100%.

3. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ GIAO THÔNG LÀ GÌ?

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình giao thông cần phải đưa ra được mục tiêu xây dựng công trình, địa điểm xây dựng công trình giao thông đường bộ, hay đường cao tốc.
Thiết kế công trình phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình. Thời hạn sử dụng công trình giao thông phải lâu dài và phải đáp ứng được công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Thiết kế công trình giao thông tùy theo quy mô, tính chất của dự án xây dựng giao thông, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông. Theo Nghị định 15/2021 NĐ-CP thì cá nhân tham gia thiết kế công trình giao thông bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.

Thiết kế công trình giao thông đường bộ bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề
Thiết kế công trình giao thông đường bộ bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề
Thiết kế cầu đường bộ phải có chứng chỉ hành nghề
Nguyên tắc thiết kế đường giao thông
Thiết kế đường giao thông phải kết hợp các cân nhắc về tính tiện dụng, kỹ thuật và kinh tế phù hợp với địa điểm và văn hóa của địa phương. Do đó, thiết kế tốt là sự cân bằng và phối hợp giữa thẩm mỹ, chức năng và công nghệ. 
Thiết kế đường giao thông bị ràng buộc về vị trí và chức năng hơn các lĩnh vực thiết kế khác, với các yêu cầu cụ thể về thiết kế kỹ thuật và an toàn phải được đáp ứng. Vì việc cân nhắc thẩm mỹ phải chấp nhận những yêu cầu này, tiềm năng thay đổi là thách thức hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra đối với nhiều yếu tố như biển hiệu và ánh sáng chẳng hạn. 
Tính thẩm mỹ của thiết kế đường còn được phân biệt vì nhiều chất lượng của nó được quyết định bởi chính địa điểm. 
Về cảnh quan, đặc biệt là vùng nông thôn, cần bảo tồn vẻ đẹp của vùng nông thôn, tránh đi qua nơi bảo tồn thiên nhiên.
Mô hình thiết kế cầu treo đường bộ
Mô hình thiết kế cầu treo (lĩnh vực phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế)
Nguyên tắc cơ bản thiết kế cầu
Thiết kế cầu giao thông cần đảm bảo phải chịu được lực lớn để duy trì sự ổn định. Cần tính đến khối lượng và gia tốc do trọng lực. Lưu lượng phương tiện giao thông hoặc tải trọng của cầu, dầm và các điểm cuối đều tác dụng lực lên cầu.
Khi thiết kế cần tính ứng suất mô tả một lượng lực tác dụng lên một khu vực cụ thể. Khi các bộ phận của một cây cầu chịu lực đối lập ở các đầu đối diện, nó có ứng suất kéo. Nếu một lực hướng xuống ở giữa chống lại lực hướng lên ở cuối của một mảnh, nó có ứng suất uốn. Ứng suất xoắn mô tả các lực tròn đối lập trên cầu hoặc khớp.
Ba loại cầu chính gồm cầu vòm, cầu dầm và cầu treo. Cầu treo sử dụng các trụ cao mà từ đó các kỹ sư kết nối các dây cáp chắc chắn. Những dây cáp này hỗ trợ các ứng suất khác nhau trên cầu. Cầu vòm hoạt động theo cách ngược lại bằng cách hỗ trợ tải trọng từ phía dưới. Cầu dầm sử dụng trụ đỡ hoặc giá đỡ để làm phẳng mặt cầu.

Đăng nhận xét

Tin liên quan